Các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của cây giảo cổ lam ở vùng núi cao phía Bắc. Không những vậy với điều kiện khí hậu và thổ những của vùng cao phía bắc nước ta còn rất thích hợp cho giảo cổ lam phát triển với trữ lượng lớn và thành phần dược tính đặc biệt cao.

Phát hiện cây thuốc giảo cổ lam trên vùng núi cao các tỉnh phía Bắc

Phát hiện cây thuốc giảo cổ lam trên vùng núi cao các tỉnh phía Bắc

              Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Dược Hà Nội đã công bố kết quả khảo sát và nghiên cứu về cây thuốc quý giảo cổ lam với những tác dụng tốt cho sức khỏe. Cây giảo cổ lam cũng được viện Dược liệu Trung Ương xếp vào danh sách những cây thuốc quý cần được bảo tồn nguồn gen và ươm trồng vùng cây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bào chế thuốc chữa bệnh.
             Trong quá trình tìm kiếm và khảo sát, các nhà khoa học trường ĐH Dược Hà Nội đứng đầu là GS.TS Phạm Thanh Kỳ - Trưởng bộ môn Dược liệu (ĐH Dược Hà Nội) đã tìm thấy cây giảo cổ lam ở độ cao trên 2.000m thuộc vùng núi cao các tỉnh phía bắc nước ta (Cao Bằng, Lào Cai). Xác định tên khoa học đầy đủ của cây thuốc là Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae.

Vườm ươm trồng cây giảo cổ lam ở Hòa Bình

Vườm ươm trồng cây giảo cổ lam ở Hòa Bình

             Hiện nay, dược liệu giảo cổ lam đã được đưa vào ươm trồng rộng rãi ở Hòa Bình, Sapa, Cao Bằng, Hà Giang,... để cung cấp nguồn nguyên dược liệu cho các công ty dược phẩm trong nước bào chế thuốc và các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
             Không chỉ ở Việt Nam, cây giảo cổ lam cũng đã được phát hiện tại: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nepan. Cây thuốc giảo cổ lam được nghiên cứu đầu tiên tại Nhật Bản với tên gọi là Phúc âm thảo còn ở Trung Quốc được gọi phổ biến với tên Jiaogulan và được giới y học thế giới coi cây giảo cổ lam  là một loại dược liệu quý.
             GS.TS Phạm Thanh Kỳ cho biết thêm: giảo cổ lam có tác dụng tăng cường chuyển hóa lipid, giúp ổn định mức cholesterol trong máu và làm giảm béo hiệu quả với những người thừa cân, béo phì mà không cần phải kiêng khem quá mức. Không chỉ vậy, giảo cổ lam còn có tác dụng bình ổn huyết áp, chống huyết khối, ngăn ngừa biến chứng tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon, ngủ ngon…

Bà con thu hoạch cây giảo cổ lam mọc trên núi cao ở Tuyên Quang

Bà con thu hoạch cây giảo cổ lam mọc trên núi cao ở Tuyên Quang

             Cây thuốc giảo cổ lam đã được nhà nước cấp kinh phí để tiến hành nghiên cứu và đề tài nghiên cứu mang mã số KC:10.07.03.03 nghiên cứu trong thời gian 2002 – 2004. Cuối năm 2005, cây giảo cổ lam đã được dùng sản xuất trà giảo cổ lam. Đến đầu tháng 6/2006, Bộ Y tế đã thông qua đề tài nghiên cứu sản xuất giảo cổ lam thành thuốc dưới dạng viên nang. Và một số sản phẩm thực phẩm chức năng giảo cổ lam dạng viên hỗ trợ điều trị một số căn bệnh (huyết áp, mỡ máu, tiểu đường) đã được Bộ y tế cấp phép cung cấp trên thị trường. Và một điều thật vui mừng cho ngành y học Việt Nam là đã bào chế thành công thuốc Curpenin từ cao giảo cổ lam và cao nghệ sử dụng trong điều trị cho những bệnh nhân mỡ máu.

Nguồn: Việt Báo

Xem thêm các tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc