Bạn béo như thế nào? Béo đến mức độ nào? Bạn thuộc chủng tộc nào? ... Đó là những căn cứ quan trọng giúp ích cho việc nhận định bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

            Một số nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm, nhóm người châu Á và nhóm người châu Âu có cùng chỉ số cơ thể (BMI). Kết quả người châu Á có tỷ lệ mỡ cao hơn. Vì thế, chỉ số BMI chuẩn đoán thừa cân và béo phì ở người châu Á thấp hơn người châu Âu. Theo WHO, chỉ số BMI để chuẩn đoán bệnh béo phì ở người châu Á là 25kg/m2. Tuy nhiên, đa phần những bệnh nhân mắc tiểu đường điều trị tại bệnh viện hoặc được phát hiện trong cộng đồng thường có chỉ số BMI ở mức không béo phì (20-24 kg/m2).

Béo phì dễ dẫn đến bệnh tiểu đường

Người béo phì dễ mắc phải bệnh tiểu đường


            Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và kết quả cho thấy, người có chỉ số BMI ở mức bình thường nhưng tỷ lệ mỡ cao được xếp vào nhóm béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ và đề kháng insulin.

            1. Tích tụ mỡ toàn thân
            Để đánh giá tình trạng béo phì ngoài việc dựa vào chỉ số BMI, người ta còn dựa vào tỷ lệ mỡ trong cơ thể và hình dáng của béo phì. Những nghiên cứu về sức khỏe dân số Việt Nam cho thấy bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đường (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường có tỷ lệ mỡ cao hơn người không bị bệnh. Việc tăng tỷ lệ mỡ trong cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 2,6 lần. Tỷ lệ mỡ xác định là cao khi nó chiếm hơn 25% ở nam giới và 30% ở nữ giới so với trọng lượng cơ thể.

Gợi ý - Thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết tảo xoắn Spirulina Chrom GTF và cũng là lựa chọn sáng suốt cho những người béo phì muốn phòng  và điều trị bệnh tiểu đường

Tảo xoắn là loại thực phẩm rất tốt cho người béo phì

Xem chi tiết: http://samart.vn/thuc-pham-chuc-nang/ho-tro-dieu-tri

            2. Đáng lo ngại nhất là béo bụng
            Dựa vào dạng tập trung mỡ phân ra 2 dạng béo phì:
- Béo phì ngoại biên (Béo phì hình quả lê): Mô mỡ ứ đọng ở vùng đùi và mông.
- Béo phì trung tâm (béo phì dạng quả táo): Mô mỡ ứ đọng quanh bụng và nội tạng.

hai dạng béo phì chủ yếu

hai dạng béo phì chủ yếu

            Trong cơ thể, mỡ ứ đọng quanh bụng và nội tạng đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất, đặc biệt là chất bột đường và chất béo. Ngoài ra, chúng cũng liên quan đến việc sản xuất các chất gây viêm nhiễm trong cơ thể, liên quan đến hoạt động của insulin-nội tiết tố gây ra những ảnh hưởng đến sự điều hòa lượng đường trong máu.
            Theo kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, chỉ số vòng eo trên vòng mông dùng để chẩn đoán béo bụng ở bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh nhân có tình trạng đề kháng insulin thường cao hơn rõ ràng so với những người bình thường. Khi chỉ số này gia tăng 1 đơn vị sẽ làm tăng 9% nguy cơ bị căn bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, người bị béo bụng thường mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh ung thư nhiều hơn người béo phì ngoại biên. Một người được cho là béo bụng khi vòng eo >90 cm ở nam và >80 cm ở nữ hoặc chỉ số vòng eo trên vòng mông >0,9 ở nam và >0,85 ở nữ.

Xem tiếp: "Mối liên quan giữa tích tụ mỡ và tiểu đường (Phần 2)"