Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về cây thuốc mà giúp ông Bùi Đắc Quang "cải tử hoàn sinh" và làm giàu từ chính nó.


      Chỉ nhờ cây thuốc Giảo cổ lam ông Bùi Đắc Quang tìm thấy trong rừng già Đà Bắc - Hòa Bình mà đã giúp ông khỏe mạnh trở lại, và ông cũng tự mày mò nghiên cứu và làm giàu từ chính loại thảo dược này.

ông Quang nhân guống thành công cây Giảo cổ lam

ông Quang nhân guống thành công cây Giảo cổ lam


        Đánh giá khoa học về chất lượng của cây giảo cổ lam hoang dã tại Việt Nam
        Những công trình nghiên cứu cho thấy cây giảo cổ lam mọc hoang dã tại Việt Nam có chất lượng vượt trội với hàm lượng hoạt chất rất cao.
       Trong một nghiên cứu có sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà khoa học Thụy Điển với các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu Việt Nam đã tìm ra một chất mới trong cây giảo cổ lam Việt Nam được đặt tên là phanoside có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. GS.TS Phạm Thanh Kỳ (Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội) cũng vừa công bố kết quả nghiên cứu, đã tìm thấy được một chất mới hoàn toàn trong cây giảo cổ lam Việt Nam có tác dụng ức chế khối u mạnh và làm tăng miễn dịch của cơ thể.
       Mặc dù cây giảo cổ lam đã được nghiên cứu từ rất lâu tại các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản... nhưng việc phát hiện ra hoạt chất mới có tác dụng chữa bệnh trong cây giảo cổ lam Việt Nam là điều rất đáng tự hào cho các nhà khoa học nước nhà cũng như sự khẳng định vào chất lượng của nguồn dược liệu Việt Nam.
       Điều đáng lo ngại là tình trạng khai thác ồ ạt đã làm cạn kiệt nguồn dược liệu giá này, hiện nay cây giảo cổ lam mọc hoang dã trên dãy Phanxipăng gần như không còn. Vùng nguyên liệu mới được phát hiện tại Hà Giang và Cao Bằng cũng đã cạn. Vì vậy, Giảo cổ lam Hoà Bình chính là nguồn nguyên dược liệu quý tự nhiên còn sót lại.
      Trước lúc lên đường về, GS.TS Phạm Thanh Kỳ có dặn dò ông Quang một câu rất tâm huyết: "Tìm thấy Giảo cổ lam mọc hoang dã đã là một sự may mắn. Và cũng không có ai tận tâm, tận lực như anh. Thảo dược ngoài thiên nhiên khai thác mãi rồi cũng hết. Anh nên cố gắng để cho cây giảo cổ lam sống mãi với người Việt Nam mình". Lời nói như cởi tấm lòng, ông Quang càng say mê nghiên cứu và nhân giống cây giảo cổ lam trên chính vùng đất mà ông đã tìm ra nó.
       Cách làm này của ông Quang vừa bảo tồn được nguồn gen thuần chủng của cây giảo cổ lam vừa đảm bảo chất lượng không bị giảm sút so với cây giảo cổ lam mọc hoang dã. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc cung cấp nguồn nguyên dược liệu ổn định cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu, giảm sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là tình trạng nguyên dược liệu nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng như hiện nay.

Cơ sở sản xuất trà Giảo cổ lam Batri của ông Bùi Đắc Quang

Cơ sở sản xuất trà Giảo cổ lam Batri của ông Bùi Đắc Quang


       Phú tại sơn lâm
       Ngôi nhà của ông Quang hiện nằm bên triền núi thuộc dãy núi Ba Tri. Vừa vào nhà, ông đã rót trà Giảo cổ lam Ba Tri mời khách thưởng thức. Thứ nước trà màu cánh dán tỏa mùi hương rất dễ chịu. Tôi nhấp thử cảm thấy vị hơi đăng đắng. Trong ngôi nhà 3 gian, với nhiều vật dụng của không gian văn hóa dân tộc Mường như: cồng chiêng, lư đồng..., ông Quang không ngừng nhận và đọc tin nhắn từ máy điện thoại.
       Việc tìm ra cây thuốc giảo cổ lam trên vùng núi Đà Bắc đối với ông Quang như cái duyên trời cho, nó vừa giúp ông loại bỏ những căn bệnh quái ác lại vừa giúp ông kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống .
       Ban đầu, ông Quang thu hái, chế biến và đóng gói thủ công trà giảo cổ lam. Đến đầu năm 2011, được sự giúp đỡ của các kỹ sư Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy sấy tự động, máy đóng gói sản phẩm theo công nghệ hút chân không, máy dán nhãn và tiến hành sản xuất trên quy mô lớn hơn với thương hiệu trà Giảo cổ lam Ba Tri.
Xưởng sản xuất của ông Quang hiện có hơn 10 lao động làm các công đoạn: chế biến, đóng gói. Lương bình quân mỗi tháng của người lao động là 2,5 triệu đồng/người. Còn lao động trong và ngoài xã thu hái nguyên liệu cho ông lên đến hàng trăm người.
      Tiến hành lai ghép và nhân giống cây giảo cổ lam mới là hành trình gian nan. Sau nhiều lần tìm hiểu phương pháp râm cành, cuối cùng ông Quang cũng tìm ra được phương pháp mang lại hiệu quả tức thì. Chỉ sau 60 ngày ươm là ông có thể đưa giống cây giảo cổ lam ra trồng trên diện rộng.
      Từ việc ông phải lặn lội ngược xuôi đến các nơi tìm người xác định giúp cây giảo cổ lam. Giờ đây, các viện nghiên cứu lại tìm đến tận nhà ông để mua nguồn cây giống. Vui hơn cả là ông Quang còn ký được hợp đồng cung cấp nguồn nguyên liệu giảo cổ lam cho Bộ Y tế để sản xuất thuốc Curpenin từ cao nghệ và cao giảo cổ lam đầu tiên của nước ta, thuốc có công dụng làm hạ mỡ máu. Một tin vui nữa là các chuyên gia người Đức cũng đã có đề xuất liên kết với ông Quang để bán loại trà này tại thị trường châu Âu.

Xem thêm: Câu chuyện về cây thuốc "cải tử hoàn sinh" (Phần 1)