10 phương pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ sinh hoạt và làm việc mất cân bằng. Chữa bệnh tiểu đường cần có sự kết hợp giữa nhiều chế độ với nhau như: dinh dưỡng, tập luyện, thuốc điều trị, làm việc, nghỉ ngơi.
Điều trị bệnh tiểu đường là cả một quá trình kéo dài và khó khăn. Trong quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh tiểu đường cần chú ý những điều sau để hiệu quả điều trị được tốt nhất.
chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Căn cứ vào chỉ số đường huyết thì các bác sỹ điều trị sẽ khuyên bệnh nhân giữ vững hay là điều chỉnh giảm lượng đường trong máu dựa vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn uống giàu chất xơ và ngũ cốc, các loại thực phẩm chứa protein nạc như các loại thịt nạc, các loại cá (cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích), chế phẩm từ đậu nành, sữa ít chất béo, trái cây ít glucozo, rau củ và những chất béo lành như dầu thực vật, các loại đậu và hạt khô.
2. Duy trì lượng carbonhydrate thấp
Ăn uống đều đặn và duy trì phân bổ dàn đều trong ngày, giữ lượng carbonhydrate thấp tránh sự đột biết về lượng đường trong máu. Sử dụng những loại thực phẩm ít cacrbonhdrate như: ngũ cốc, mì, bánh mỳ, yến mạch, …
3. Lựa chọn thực phẩm thông minh hơn
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường yêu cầu rất khắt khe và cần được cân đo kỹ về tỷ lệ thành phần sao cho phù hợp. Bạn không thể lựa chọn tuỳ tiện những thực phẩm và những món ăn ngon, hấp dẫn đủ thành phần dưỡng chất với hàm lượng cao như trong khẩu phần ăn của người bình thường được. Vì vậy, khi bản thân hay người thân trong gia đình bị mắc bệnh tiểu đường thì cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn và chế biến những món ăn, thật am hiểu người bệnh tiểu đường không nên ăn và nên ăn những thực phẩm gì. Từ đó, hãy xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cho thật phù hợp và chỉ mua những loại thực phẩm, chế biến những món ăn có trong thực đơn đó. Tuy hơi mất thời gian và khá đau đầu nhưng đó là một điều cần thiết.
4. Ăn uống một cách hợp lý
Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo lượng đường trong máu luôn được kiểm soát, đồng thời giúp giảm cảm giác thèm ăn của những bệnh nhân tiểu đường. Mỗi bữa ăn nhẹ lượng kali nạp vào cơ thể không vượt quá 500 calories, bữa ăn nhẹ có thể lựa chọn: trái cây, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các món từ đậu hay ngũ cốc.
Hãy chế biến những món ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường trong suốt quá trình điều trị bệnh.
5. Nên cẩn trọng lựa chọn các món ăn khi đi ăn nhà hàng
Điều trị bệnh tiểu đường không có nghĩa người bệnh không thể ra ngoài ăn ở nhà hàng hay các hàng quán ăn. Bạn chỉ cần lưu ý trong việc lựa chọn các món ăn phù hợp và tốt cho sức khoẻ của bạn.
Nếu bạn thích ăn cá và khoai tây thì hãy chọn món cá nướng hoặc hấp và chọn món thật ít khoai tây.
Nếu thích ăn thịt gà và uống nước ngọt có ga thì bạn có thể chọn món gà hấp và nước khoáng.
6. Hạn chế sử dụng rượu, bia
Bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân điều trị tiểu đường cần hạn chế đến mức tối đa lượng rượu bia đưa vào cơ thể. Tốt nhất hãy tránh xa những buổi nhậu nhẹt bia rượu nếu người bệnh muốn đảm bảo sức khoẻ.
Nhưng sẽ không có vấn đề gì nếu bạn uống điều độ một ly rượu vang nhỏ mỗi ngày và nó còn hỗ trợ rất tốt cho tim mạch.
tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe người bệnh tiêu đường
7. Tăng cường các hoạt động ngoài trời và tập luyện thể dục
Vận động thường xuyên, đều đặn hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp cân bằng chuyển hoá lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Mỗi ngày người bệnh nên dành ra ít nhất 30 phút cho việc tập luyện các môn thể thao như: đi bộ , bơi lội, đạp xe đạp, chạy bộ, khiêu vũ, tập aerobic ...
8. Luôn chú ý đến sức khỏe của đôi mắt
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa cho những người mắc bệnh. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được biến chứng nguy hiểm này với bằng việc thường xuyên kiểm tra mắt và chú ý đến những biến đổi thị lực của đôi mắt khi nhìn.
Đi kèm với việc kiểm tra mắt thường xuyên thì người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi. Đây là một điều rất quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường.
9. Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần luôn minh mẫn:
Một giấc ngủ sâu đầy đủ là điều rất quan trọng giúp cơ thể người bệnh giảm sự béo phì, cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cholesterol trong máu; làm giảm thiểu nguyên nhân gây ra các bệnh biến chứng.
Chữa bệnh tiểu đường cần luôn chú trọng đến sự cân bằng trong tinh thần, tránh áp lực tinh thần làm giảm các nguy cơ liên quan đến bệnh mất trí nhớ. Tinh thần cân bằng và hướng suy nghĩ tích cực sẽ rất cần thiết giúp cho người bệnh mau khỏi và ổn định.
Ngủ trưa mỗi ngày, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh những loại thực phẩm kích thích thần kinh và cường độ làm việc hợp lý là những điều rất cần thiết.
10.Uống thuốc đúng theo đơn và kiểm tra đường huyết thường xuyên:
Điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc thể trạng, cơ địa người bệnh, nồng độ đường trong máu, giai đoạn điều trị sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, việc tự tiện dùng thuốc mà không hiểu rõ tác dụng và tình trạng bệnh của mình sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến cả tính mạng.
Thực hiện đúng các chế độ, lượng thuốc điều trị, giờ thuốc và qui tắc ăn uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị bệnh tiểu đường cẩn cả một quá trình lâu dài và kiên trì. Do bệnh dễ gây ra nhiều bệnh biến chứng nguy hiểm nên mọi người cần Khám sức khoẻ thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng.
Sử dụng tảo xoắn Spirulina Chrom GTF để phòng và điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất
Xem chi tiết sản phẩm tại: http://samart.vn/thuc-pham-chuc-nang/ho-tro-dieu-tri
Cách sử dụng tảo xoắn Spirulina Chrom GTF hiệu quả:
- Người khỏe mạnh sử dụng 6 viên/ ngày để bổ sung Chrom bị thiếu hụt, phòng ngừa bệnh tiểu đường.
- Với người thừa cân, rối loạn hấp thụ gluco, độ đường huyết khi đói từ 5.6 – 6.9 mmol/L có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, cần bổ sung 10 – 12 viên/ngày.
- Với người bị tiểu đường hoặc người béo phì nên dùng 18 – 20 viên/ngày.
Xem thêm các tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc