Người bệnh tiểu đường cần thiết phải có một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để không làm cho bệnh tiến triển nặng thêm hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

Người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng

        1. Đối với thực phẩm chứa tinh bột:
        Người bệnh nên ăn các loại bánh mì không pha trộn thêm với các phụ gia khác như: gạo lứt, bánh mì đen, … Lượng tinh bột đưa vào cơ thể  nên kiểm soát ở mức 50-60% so với người sức khỏe bình thường. Nên thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc thô vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào với nhiều dầu mỡ.

        2. Đối với thực phẩm chứa chất đạm:
        Hạn chế tối đa những loại thực phẩm chế biến công nghiệp như: thịt hộp, patê, xúc xích… thay vào người bệnh nên bổ sung thêm các món ăn chế biến từ cá, trứng, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu nành…. Nên bổ sung thêm nhiều cá mòi, cá chích vì loại cá này có chứa chất béo có lợi cho hệ tim mạch và những người bị ung thư. Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã được lấy sạch mỡ. Tuyệt đối không ăn da gà, da vịt bởi nó chứa rất nhiều cholesterol. Nên ăn các thực phẩm được chế biến theo phương pháp luộc, kho, nướng.

        3. Đối với thực phẩm chứa chất béo:
        Người bệnh tiểu đường cần hạn chế mỡ và  các loại thực phẩm giàu chất béo. Các bác sĩ khuyến cáo, lượng cholesteron đưa vào cơ thể phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu mè,  đậu nành, olive .

        4. Rau và trái cây tươi:
        Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gr rau và trái cây tươi. Rau và quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là nguồn bổ sung vitamin, muối khoáng rất tốt cho cơ thể. Rau quả nên ăn cả xác tốt hơn là ép lấy nước uống, chất xơ trong rau quả là thành phần rất quan trọng làm giảm đường huyết, làm chậm sự hấp thu đường vào máu và làm giảm hiện tượng tăng đường huyết sau khi ăn. Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn các loại trái cây ngọt như: vải, nhãn, nho, na, …


        5. Thực phẩm chứa chất ngọt:
        Chất ngọt là một nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nó làm bệnh lý trầm trọng thêm, tăng khả năng bị các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên tránh xa tuyệt đối những loại bánh kẹo, nước ngọt,  nước uống có ga, bia, rượu…

        Gợi ý - Thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết tảo xoắn Spirulina Chrom GTF

tảo xoắn Chrom GTF lựa chọn số 1 số người bệnh tiểu đường
Xem chi tiết tại:
http://samart.vn/thuc-pham-chuc-nang/ho-tro-dieu-tri


        Tảo Spirulina Chrom GTF là lựa chọn sáng suốt cho những người muốn phòng và điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt là  thể tiểu đường tuýp 2. Đồng thời tảo xoắn còn giúp ngăn ngừa hội chứng kháng Irsulin, điều trị rối loạn Lipit máu và làm tăng hiệu quả chuyển hoá chất béo.


        6. Người bệnh tiểu đường cấm tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm: Đường, mía, các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

        7. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những loại thực phẩm: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh qui, trái cây ngọt, rượu bia và các đồ uống có cồn.

        8. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Thực đơn lành mạnh cho người tiểu đường

Thực đơn lành mạnh cho người tiểu đường

        9. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn: Các loại trái cây (đặc biệt là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm, giúp cho lượng đường trong máu không tăng quá cao hoặc quá thấp, đồng thời cung cấp chất xơ có lợi và chất khoáng kiểm soát lượng đường trong máu.

        Tóm lại, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, thời gian ăn uống kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị căn bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cụ thể phải dựa trên tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng bệnh nhân (cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa,...). Người bệnh trong giai đoạn điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Xem thêm các tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc