Những bậc cha mẹ hoàn toàn có thể hy vọng rằng bé yêu nhà mình sẽ phát triển thể lực và trí tuệ một cách toàn diện nếu bé được nuôi dưỡng một cách hợp lý.


>>> Cốm Calci Nano AIKIDO cho bé hệ xương vững chắc
>>> Cốm ăn ngon BIOKIDS Extra cho bé ăn ngon miệng, chóng lớn

Trẻ chơi xếp hình

Trẻ chơi xếp hình

        Các động tác linh hoạt
        Phần lớn trẻ 4 tuổi đã có thể nắm bóp và cầm bút vẽ một cách thành thạo. Các bé gái thường có năng khiếu trong những trò chơi giàu trí tưởng tượng, các bé trai có năng khiếu về "các mối quan hệ không gian". Do vậy, mà chúng ta thường thấy các bé trai giỏi hơn bé gái khi chơi các trò chơi xếp hình và lắp ghép.

        Cuộc sống mô phỏng
        Trẻ nhỏ thường thích chơi những trò chơi như đóng vai cô giáo, bác sĩ, bán hàng... Chính nhờ những trò chơi đóng vai này mà các bé có thể hóa thân vào những mối quan hệ xã hội. Nó giúp cho trẻ hình thành chức năng ký hiệu tượng trưng, ví như trẻ biết dùng giấy thay tiền, dùng giấy làm thức ăn trong những trò chơi đồ hàng của trẻ.
        Không những vậy, trẻ còn biết sử dụng những hệ thống kí hiệu khác nhau như kí hiệu về đồ vật, hành động, con người.
        Trò chơi đóng vai có tác động tới sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ học cách chơi, hoạt động cùng nhau, giúp cho trẻ xây dựng và mô phỏng những kỹ năng giao tiếp xã hội.

        Trẻ tư duy dựa vào những hình ảnh
        Một trong những bước ngoặt lớn đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ ở độ tuổi này là sự tư duy dựa trên những hình ảnh của sự vật - hiện tượng có trong đầu và những tư duy trực quan hình tượng. Trẻ có thể tìm ra các đặc điểm, thuộc tính của đồ vật không bằng sự tác động trực tiếp tới đồ vật mà bằng những phép thử, phép so sánh trong óc. Ví như trong trò chơi chim bay cò bay, khi ta hỏi trẻ "nhà có bay không?" trẻ có thể trả lời "không", vì "chim có cánh mới bay được, còn nhà không có cánh".
        Trẻ trong độ tuổi này có thể hình dung ra các sự vật một cách cụ thể và rõ ràng. Ví như khi nói chuyện, người khác nhắc tới con mèo thì trẻ thường chỉ nghĩ tới con mèo ở nhà chứ không có khái niệm chung chung về con mèo. Chỉ có những hình tượng sinh động, rõ rệt mới gây được sự chú ý theo dõi của trẻ, cho nên trẻ rất thích nghe kể chuyện, xem tranh vẽ, xem phim hoạt hình hoặc múa rối. Trẻ rất thích chơi các trò chơi có nhiều động tác phối hợp với nhau, có các vật liệu, các đồ chơi cụ thể, phù hợp với nhu cầu tư duy hình tượng.

Trẻ vẽ tranh

Trẻ vẽ tranh

         Khái niệm về thời gian
         Ở độ tuổi này, khái niệm về thời gian của trẻ cũng phát triển hơn. Trẻ có thể hiểu được thời gian nào là đêm, ngày, đêm qua, ngày tới. Trẻ có thể kể lại cho cha mẹ nghe một số việc mà trẻ đã làm trong ngày, những chuyện xảy ra ngày hôm qua hoặc là việc bé dự định làm trong ngày mai.
        Trẻ cũng đã bước đầu hình thành tư duy phân biệt giới tính, trẻ có thể biết mình và những người khác là con trai hay con gái. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa thực sự hiểu được thế nào là giới tính. Trẻ cũng đã bắt đầu biết vẽ hình người thay vì những nét vạch vẽ loằng ngoằng không có ý nghĩa lúc 3 tuổi, nhưng những hình đó có thể chưa đủ 3 phần (đầu, thân, chân) và chưa cân xứng tỉ lệ.

         Ngôn ngữ phát triển mạnh
         Trẻ đã có thể chỉ ra một bàn tay có 5 ngón và 2 bàn tay có 10 ngón bằng cách tính nhẩm đếm số. Trẻ cũng luôn luôn đặt ra những câu hỏi "cái gì?", tại sao?", "như thế nào?". Ví dụ: Tại sao con người phải mặc quần áo? Tại sao trong nhà cần có đồng hồ? Mắt để làm gì?
         Mặc dù những câu hỏi của trẻ hỏi rất ngây thơ và buồn cười nhưng cha mẹ cũng không nên trách mắng hoặc giễu cợt con trẻ. Thời điểm này cha mẹ nên cổ vũ, khích lệ trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu và giúp trẻ suy nghĩ bằng cách kiên trì giảng giải, trả lời tất cả những câu hỏi của trẻ.

       Các bậc phụ huynh hãy giúp cho những đứa con thân yêu của mình phát triển thật tốt về thể lực và trí tuệ, bồi dưỡng những khả năng thiên phú của bé. Biết đâu trong tương lai bé yêu của gia đình bạn sẽ là những thần đồng, những thiên tài.


Đăng bởi. Kênh SAMART

Cố vấn: BS Phùng Đăng Việt- Khoa Hô hấp- Bệnh viện Nhi Trung Ương

Xem thêm các tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc