Giảo cổ lam là một dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Rất nhiều công trình khoa học đã được tiến hành nghiên cứu về thành phần dược tính cũng như tác dụng củacây giảo cổ lam đối với sức khỏe con người.

        Trong suốt thời gian qua các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện trong cây giảo cổ lam có các thành phần giúp cơ thể con người chống lại vi khuẩn có hại (Ecoli, dịch tả) và sàng lọc các gốc tự do(làm giảm gốc tự do trong thận, não,…) và chống lại stress.

Giảo cổ lam sàng lọc các gốc tự do trong cơ thể

Giảo cổ lam sàng lọc các gốc tự do trong cơ thể


         1. Nhóm khoa học gồm những giáo sư đầu ngành trường Đại Học Vũ Hán -Trung Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu về dược liệu giảo cổ lam xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của người Trung Quốc xưa. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra trong thành phần của cây giảo cổ lam có chứa hoạt chất hiệu ứng ức chế cảm ứng tia cực tím của vi khuẩn Lysogenic Escherichia coli. Kết quả nghiên cứu được công bố tháng 8 năm 2001.
        Trong nghiên cứu này, họ kiểm tra ảnh hưởng của Giảo cổ lam đối với sự tăng trưởng của khuẩn (virus và vi khuẩn tấn công, e-coli và dịch tả ). Họ thấy rằng, giảo cổ lam đã tác động làm ức chế sự tăng trưởng của bactriophages. Họ cũng tìm thấy thông qua cộng hưởng từ hình ảnh mà giảo cổ lam sàng lọc hiệu quả các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
        Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học còn tìm thấy trong Giảo cổ lam có hoạt chất làm tăng SOD (cơ chế hoạt động chống oxy hóa) trung bình đạt đến 282% ở những người trung niên.


        2. Nhóm khoa học của TS. Liu Thuộc trường Cao đẳng y tế Quý Dương - Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt chất trong cây giảo cổ lam có tác dụng làm tăng cường hoạt động SOD trong huyết thanh và làm giảm dung tích MDA (là một phân tử gốc tự do có hại liên quan đến stress oxy hoá) ở những người trong độ tuổi trung niên. Kết quả nghiên cứu công bố năm 1994.
        TS. Liu - chuyên gia hàng đầu thế giới về giảo cổ lam, đã tiến hành thử nghiệm hoạt chất gypenosides (chính là một loại Sapolin có trong cây giảo cổ lam) trên 610 bệnh nhân độ tuổi từ 50 đến 90. Họ được sử dụng gypenosides trong một tháng. Những bệnh nhân từ 70-90 tuổi trung bình giảm 21,4% các gốc oxy hóa có hại và tăng trung bình 282,2% SOD (cơ chế hoạt động chống oxy hóa) trong cơ thể. Những bệnh nhân trong độ tuổi 50- 69 đã giảm các gốc oxy hóa có hại trung bình 15,6% và SOD tăng 116,1%. Một nhóm bệnh nhân không sử dụng gyponesides không gặp bất kỳ sự thay đổi nào. Như vậy, kết quả cho thấy những ảnh hưởng trên là do sự tác động của gypenosides.


        3. Nhóm nghiên cứu của YH.Cheng và cộng sự (Trung Quốc). Nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống oxy hóa thảo mộc giảo cổ lam tăng cường hoạt động SOD, làm giảm MDA chống lại những tác hại do bị nhiễm florida mãn tính trong cấu trúc của các mô thận ở chuột. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học Quý Châu - Trung Quốc, năm1998.
        TS. Cheng khi tiến hành nghiên cứu các tế bào thận của chuột bị nhiễm fluor mãn tính. Tiêm vào cơ thể chúng dịch chiết từ giảo cổ lam. Sau một thời gian, những con chuột này đã giảm sự hiện diện của các gốc tự do có hại và tăng sự sản xuất chất chống oxy hóa trong cơ thể chúng.

Giảo cổ lam tăng cường sức khỏe tuổi trung niên

Giảo cổ lam tăng cường sức khỏe tuổi trung niên


        4. TS. Đại và nhóm nghiên cứu của ông. Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống oxy hóa trong giảo cổ lam tăng cường hoạt động SOD, làm giảm tỵ lệ MDA trong huyết tương và những ảnh hưởng có hại tới siêu cấu trúc của mô não ở chuột khi bị nhiễm fluoride mãn tính. Kết quả công bố trên Tạp chí Bệnh đặc hữu Trung Quốc, năm 1998.
        Những con chuột bị thiệt hại siêu cấu trúc não bộ do bị nhiễm flouride mãn tính (Fluoride mãn tính là một chất độc hại với hàm lượng cao florua - chất độc mà các nhà nghiên cứu khoa học thường xuyên sử dụng để tạo ra stress oxy hóa trên đối tượng thử nghiệm). TS. Đại tiến hành tiêm dịch chiết giảo cổ lam vào  cơ thể chuột và nhận thấy rằng giảo cổ lam làm giảm sự xuất hiện của các gốc tự do gây hại, làm giảm quá trình oxy hóa diễn ra và tăng sự hoạt động SOD một cách mạnh mẽ trong cơ thể chuột. Điều này cho thấy rằng, giảo cổ lam có thể là một nguồn sản xuất chất chống oxy hóa mạnh, vì nó xuất hiện trong cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất ra  chất chống oxy hóa. Đây là một phương pháp hiệu quả hơn so với việc cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày.


        5. TS.Lin và cộng sự thuộc trường Đại Học Loma Linda - California tiến hành nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gypenoside (chính là một Sapolin có trong dịch chiết giảo cổ lam) chống lại stress oxy hóa trong thực bào, các tế bào nội mô mạch máu, và microsomes gan. Kết quả nghiên cứu công bố năm 1993.
        Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Đại học Loma Linda ở California đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của gypenoside trên các tế bào bạch cầu, tế bào gan và các tế bào lót mạch máu. Họ nhận thấy rằng gypenosides làm giảm đáng kể sự hiện diện của các gốc tự do có hại trong các loại tế bào này và bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hoá. Họ cũng phát hiện, tác động đột phá của gypenosides với quá trình stress oxy hóa chức năng của các tế bào gan, tế bào mạch máu.
        Giảo cổ lam làm một cây thuốc trường sinh, được đăng trên  Quảng Tây Daily News ngày 04 tháng 03 năm 1972.


        Bài viết này bắt nguồn từ một báo cáo công trình nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam được thực hiện trong những năm 1970. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà khoa học nghiên cứu về những người sống ở miền núi thuộc Quý Châu, Quảng Tây và Shicuan có tuổi thọ bình quân cao. Ngoài tuổi thọ bình quân cao, các nhà nghiên cứu còn phát hiện tỷ lệ người dân nơi đây bị mắc các căn bệnh thông thường liên quan đến lão hóa, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh Alzheimer và ung thư thấp. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, họ đã tìm ra được nguyên nhân giúp người dân nơi đây sống thọ và khoẻ mạnh là một loại cây mà người dân địa phương hay sử dụng có tên gọi là "xiancao - bất tử". Dân làng uống nước từ loại cây này mỗi ngày vì nó rất ngon và có vị ngọt tự nhiên. Các nhà nghiên cứu xác định tên khoa học của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, phiên âm tiếng Hán là Jiaogulan, tiếng Việt là giảo cổ lam.


Xem thêm tin tức về sức khỏe và đời sống tại: http://samart.vn/tin-tuc