Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường type 2 rất khó phát hiện vì người bệnh không thấy những triệu chứng gì rõ rệt và sức khỏe vẫn bình. Nhưng thât tế bệnh đã bắt đầu gây ra những tác hại đến hầu hết các bộ phận trong như tim, dây thần kinh, mắt, thận....

       Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường type 2: Các biến chứng này cần được điều trị ngay

phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường để trách các biến chứng nguy hiểm


       Giảm glucoz huyết (hypoglycemia)
       Mức đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL. Biến chứng này thường xuyên gặp ở những bệnh phải tiêm insulin hay sử dụng thuốc làm tăng hoạt tính của insulin. Có nhiều lý do làm lượng đường trong máu giảm như bỏ bữa, tập thể dục quá sức, không điều chỉnh thuốc theo sự thay đổi của mức đường trong máu.
       Các triệu chứng xuất hiện như mệt mỏi, đổ mồ hôi, đói, run rẩy, chóng mặt và buồn nôn. Nếu lượng đường trong máu xuống thấp dưới 40 mg/dL thì người bệnh sẽ chỉ nói được lắp bắp, có thể rơi vào tình trạng mê man hay rối loạn. Trường hợp này cần phải cho người bệnh ăn cục kẹo, soda thuờng, nuớc trái cây hay thỏi glucoz, ...ngay lập tức.
       Nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp thì rất có thể bệnh nhân sẽ bị hôn mê. Trong trường hợp này cần phải chích ngay glucagon chính là hormone kích thích sự điều tiết đường trong máu.


      Tăng glucoz huyết (diabetic hyperosmolar syndromes)
      Mức đường trong máu tăng cao lên tới 600 mg/dL hoặc hơn làm cho máu đặc lại.
      Biến chứng này thường xảy ra khi không kiểm soát được đường huyết ở người bênh hoặc có thể xảy ra nếu người bệnh uống nhiều steroid, rượu, căng thẳng thần kinh, bị nhiễm khuẩn, bị bệnh.
      Triệu chứng xuất hiện: khát nuớc, tiểu nhiều, đuối sức, chuột rút ở chân, co giật. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.


      Tăng acid huyết(diabetic ketoacidosis)
      Khi các tế bào bị thiếu quá nhiều năng lượng thì cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ các chất mỡ và tạo ra những acid độc hại, được gọi là ketone.
      Các triệu chứng: đổ mồ hôi, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau da dày, hơi thở có mùi trái cây.

 

      Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường type 2

biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường


      Gây tổn hại thần kinh (neuropathy)
      Trên 50% số người mắc bệnh tiểu đường đều bị tổn thương dây thần kinh vì lượng đường dư thừa làm tổn hại thành của những mao quản dẫn máu tới các dây thần kinh. Dấu hiệu và triệu chứng còn tùy thuộc vào dây thần kinh nào trong cơ thể bị tổn thương.
      Thông thường dây thần kinh cảm giác ở chân và tay dễ bị tổn hại nhất. người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói, tê cóng và nóng nơi đầu ngón chân và ngón tay. Lâu ngày các triệu chứng này sẽ lan dần lên toàn bộ chân và tay. Nếu không được chữa trị thì chân tay sẽ bị mất hoàn toàn cảm giác, điều này vô sùng nguy hiểm vì nhiều khi vết lở loét ở tứ chi của người bệnh sẽ trở thành ung nhọt mà người bệnh không hề cảm giác thấy.
       Dây thần kinh của hệ tiêu hóa mà bị hư hại thì người bệnh sẽ buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.


       Tổn hại thận (nephropathy)
       Trong thận có hàng triệu các mạch máu nhỏ giúp lọc bỏ các chất cặn bã và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Những mạch máu này có thể bị tổn hại vì bệnh tiểu đường. Khi xuất hiện các triệu chứng như sưng cổ chân, cổ tay, thiếu máu, khó thở, huyết áp cao thì thận đã bị tổn hại nhiều.
       Người bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối có thể bị suy thận hay đau thận, sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận.


       Tốn hại mắt (retinopathy)
        Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương các mạch máu võng mạc, làm đục thuỷ tinh thể hoặc làm tăng nhãn áp.


       Tổn hại tim mach ( cardiovascular disease)
       Bệnh tiểu đường type 2 làm tăng rủi ro bị mắc các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, trụy tim, đột quy, động mạch nhỏ lại và gây cao huyếp áp. Nguyên nhân do lượng cholesterol tốt giảm và lượng cholesterol xấu trong máu tăng, mà cholesterol tốt là chất có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch.


       Nhiễm khuẩn( infection)
       Lượng đường dư trong máu gây hại đến hệ thống miễn dịch và làm gia tăng rủi ro nhiễm khuẩn nhất là ở miệng, lợi, phổi, da, thận, bàng quang và bộ phận sinh dục.


       Bệnh Alzheimer
       Tổn hại hệ tim mạch gây ra bởi bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến sa sút trí tuệ (dementia) vì mạch máu lên não bị tắc nghẽn. Cũng có thể còn do quá nhiều lượng insulin trong máu gây nên viêm xưng làm tổn hại đến não bộ.

Xem thêm: Tảo xoắn Spirulina Chrom GTF chữa và ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường