Cà gai leo là một loại thảo dược mọc hoang dã được các thầy thuốc sử dụng từ rất lâu để bào chế thuốc chữa phong thấp,trị ho, rắn cắn, chữa say rượu, chữa đau nhức răng,... Vậy, ngoài những công dụng đó loại thảo dược này còn có tác dụng chữa bệnh nào khác không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

>>>Thảo dược Giảo Cổ Lam trị mụn tốt không???
>>> 4 điều nên và không nên thực hiện mỗi ngày giúp bạn sống khỏe đẩy lùi bệnh tật
>>> Thảo dược giúp hạ men gan hiệu quả

ca gai leo 1

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, ngoài ra còn được gọi với các tên gọi khác như Cây cà quýnh, cà vạnh, cà lù hay gai bướm,... Cây mọc hoang ở vùng đồng bằng và trung du, phân bố tương đối phong phú ở Việt Nam bao gồm các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.
Các bộ phận của cây cà gai leo được dùng làm thuốc bao gồm rễ, cành và lá.
Thành phần hóa học có trong cà gai leo đã được phân tích và công bố. Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, β-sitosterol, lanosterol, dihysrolanosterol. Ngoài ra, trong rễ có chứa 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on, rễ và lá có solasodenon.
Viện Dược liệu phân tích thành phần hóa học của cà gai leo nhận thấy có alkaloid, glycoalkaloid, saponin, flavonoid, axit amin và sterol, trông đó nhân glycoalkaloid có tỷ lệ nhiều hơn.

ca gai leo 2
Công dụng của cà gai leo
Cà gai leo có vị hơi the, đắng, tính ấm, hơi có độc với tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Hoạt chất Glycoalcaloid trong cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B.
Dân gian dùng cà gai leo để trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. Ngoài ra, cà gai leo còn được người dân ở một số nơi chữa say rượu.
Các chế phẩm của cà gai leo cũng được ứng dụng điều trị trên lâm sàng:
Solamin A (bào chế từ rễ cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và solamin B (bào chế từ thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng giảm đau, chống viêm rõ rệt trên lâm sàng. Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên thích hợp với người bệnh thấp khớp ở thể nhiệt.
Một sản phẩm bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng.
Dạng chiết toàn phần của cà gai leo được chứng minh có tác dụng hạn chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hóa và chống collagenase.

ca gai leo giai doc gan 0
Một số bài thuốc trong dân gian sử dụng cà gai leo
-Chữa rắn cắn:
Khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối và để cấp cứu kịp thời, bạn có thể lấy 30–50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ. hòa với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, rồi chắt nước cho người bị nạn uống ngay, ngày uống 2 lần. Hôm sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10–30g rễ khô chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600ml nước còn 200ml). Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 3–5 ngày là khỏi.


-Chữa ho, ho gà:
Rễ cà gai leo 10g, lá chanh 30g. Sắc nước uống 2 lần/ngày.


-Chữa phong thấp:
Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống.
Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g. Sắc nước uống.


-Chữa tê thấp, bàn chân tê huyết, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt:
Rễ cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ gác, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, mỗi vị 20–30g. Sắc uống.